Surface Store - Hệ thống bán lẻ surface, phụ kiện chính hãng

TÌM HIỂU TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRĨ NỘI

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm - Kiến thức' bắt đầu bởi wankadamink, 21/4/18.

  1. wankadamink
    Đại tiện ra máu là triệu chứng của bệnh trĩ nội điển hình nhất. Trĩ thường phát sinh ở phía trên nếp gấp hậu môn, cách 3cm được gọi là trĩ nội. Triệu chứng của trĩ thường là chảy máu, xuất hiện những mấu sưng mềm và không đau. Trĩ nội có tỉ lệ mắc cao nhất trong các loại bệnh trĩ và có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Triệu chứng của bệnh trĩ nội thường khó phát hiện hơn ở giai đoạn nhẹ, do tổn thương các đám rối tĩnh mạch diễn ra ở bên trên đường lược. Nhưng làm sao để sớm biết được mình bị trĩ nội để có phương pháp can thiệp kịp thời? Chúng ta có thể dựa vào triệu chứng của trĩ nội điển hình nhất là ra máu tươi mỗi lần đi đại tiện.
    Tuy vậy, dấu hiệu lâm sàng này làm cho nhiều người ngộ nhận rằng cứ đại tiện ra máu là đã bị trĩ. Đối với người lớn tuổi, đại tiện ra máu có thể là do ung thư trực tràng hoặc tín hiệu của một số bệnh khác, vì vậy phải hết sức thận trọng. Đại tiện ra máu ở trĩ nội được biểu hiện bởi ra máu không đau, máu có màu đỏ tươi, có thể ra kèm phân hoặc nhỏ giọt.

    Triệu chứng của trĩ nội giai đoạn đầu chủ yếu là biểu hiện khi đại tiện ra máu, lượng máu khá nhiều. Có lúc ra nhỏ giọt, có lúc ra thành tia máu, không đau và không thấy khó chịu. Lâu ngày có thể gây nên tình trạng thiếu máu, cảm thấy choáng váng, đuối sức kèm theo hơi thở ngắn. Giai đoạn giữa, khi đại tiện có thể thấy mấu trĩ sa xuống hậu môn, thông thường có thể tự co vào hậu môn sau khi đi đại tiện xong.
    Giai đoạn cuối, sau khi đi đại tiện xong mấu trĩ không thể quay lại hậu môn mà phải lấy tay đẩy vào hoặc phải nghỉ ngơi một thời gian xong rồi mới có thể đi vào. Những người bị nặng khi ho hay khi dùng sức, làm việc hoặc lao động đều có thể làm cho mấu trĩ sa ra ngoài hậu môn, luôn cảm thấy hậu môn ướt, khó chịu do những chất thải tăng lên, quần lót nhiễm khuẩn. Nếu bị nhiễm viêm do ma sát với quần áo có thể nhiễm khuẩn gây sưng, đau, không thể quay lại hậu môn và thậm chí là hoại tử. Đến giai đoạn giữa và giai đoạn muộn, bề mặt búi trĩ thường bị xơ nên lượng máu ít mà hay sa ra ngoài là chủ yếu.

    Để phòng tránh bệnh trĩ nội cần có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, không sử dụng đồ ăn cay nóng, kèm theo một chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả để tăng chất xơ, giúp chống táo bón, đồng thời cần đi khám và sử dụng những thực phẩm hỗ trợ có nguồn gốc bào chế từ thảo dược. Theo Đông y, diếp cá giúp thanh lọc máu, giải nhiệt, giải độc, kháng viêm, tăng sức miễn dịch của cơ thể … Ngoài ra, trong diếp cá, còn có tác dụng làm chắc thành mạch – một trong những tổn thương gây hiện tượng chảy chảy máu của bệnh trĩ nội.
     
    #1
    wankadamink

    wankadamink Thành viên

Chia sẻ trang này

Thiết kế Website giá rẻ