TP.HCM xin thí điểm thu thuế sở hữu bất động sản thứ 2 trở lên

Thảo luận trong 'Tin tức - Thị trường bất động sản' bắt đầu bởi REB.VN, 6/12/22.

  1. REB.VN
    Trong văn bản Dự thảo nghị quyết chính sách thí điểm tạo động lực phát triển TP.HCM (thay Nghị quyết 54/2017 về cơ chế đặc thù) mới đây được UBND TP.HCM gửi chính phủ nêu rõ: thành phố muốn thí điểm thu thuế bất động sản thứ 2, tự quyết nhiều quy định về đầu tư để thu hút nguồn vốn tư nhân và giữ nguyên tỷ lệ điều tiết ngân sách 21% trong 3 năm tới. Đây chính là thông tin bất động sản nổi bật nhất được nhà đầu tư quan tâm nhất trong tuần qua

    Với mong muốn gia tăng nguồn thu ngân sách, thành phố xin thí điểm thu thuế với quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản trên đất của bất động sản thứ hai trở lên. Phương thức này được cho sẽ hạn chế việc đầu tư bỏ hoang đất, nhà trong các dự án bất động sản, gây lãng phí nguồn lực xã hội, đồng thời là cơ sở để xây dựng chính sách chung sau này. TP HCM đề xuất được hưởng trọn nguồn thu từ thuế nhà đất thứ hai cũng như các phí mới mà thành phố thí điểm.

    [​IMG]

    TP.HCM muốn thí điểm nhiều chính sách mới để tăng nguồn thu ngân sách.

    Hiện, TP.HCM muốn xã hội hoá đầu tư, nhưng nhiều nội dung trái quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Do đó, đối với quản lý đầu tư, dự thảo đề xuất cơ chế riêng về quy trình thủ tục đầu tư; giao, cho thuê đất; lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư… để thành phố huy động thêm nguồn lực tư nhân hoàn thành đúng tiến độ.

    Với những nội dung về quản lý đô thị, tài nguyên môi trường đều thuộc thẩm quyền của Trung Ương như: lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết; điều chỉnh quy hoạch đô thị; quyết định các vấn đề về xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà tái định cư, xử lý chung cư cũ, nhà ven kênh rạch,… TP.HCM đề nghị được phân cấp quyền bởi các nội dung trên đang vướng mắc ở nhiều luật như Nhà ở, Xây dựng, Đấu thầu, Đất đai… cùng các văn bản luật khác, nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh.

    Về hạng mục tổ chức bộ máy, Thành phố xin tự quyết việc tổ chức lại, giải thể, thành lập đơn vị sự nghiệp công; lập Sở An toàn thực phẩm; quyết định số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường.

    Theo quan điểm của chính quyền tại TP.HCM, việc phân quyền sẽ giúp nâng cao tính chủ động, đơn giản hóa thủ tục cho doanh nghiệp cũng như giảm tải gánh nặng cho Trung Ương. Hơn hết, đảm bảo được định hướng quy hoạch chung nhưng rút ngắn được rất nhiều về thủ tục, thời gian, chi phí cho nhà đầu tư. Cơ chế đặc thù này không làm ảnh hưởng điều hành chung của Chính phủ và lợi ích của địa phương khác, mà hơn hết tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền đô thị TP.HCM.

    Trước đó, năm 2017, Quốc hội ban hành Nghị quyết 54 với nhiều cơ chế đặc thù cho TP.HCM nhằm tạo động lực mới để đô thị 13 triệu dân bứt phá. Tuy nhiên, sau 4 năm thực hiện thành phố chưa nhận được kết quả như mong đợi do nhiều vướng mắc từ bộ ngành. Hầu hết chính sách đặc thù về quản lý tài chính nhằm tăng nguồn thu như cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và nguồn thu từ đấu giá tài sản công chưa thể thực hiện.

    Nguồn: Reb .vn
     

    Các file đính kèm:

    #1
  2. trfaantihtuh23

    trfaantihtuh23 Thành viên tích cực

  3. trfaantihtuh23

    trfaantihtuh23 Thành viên tích cực

  4. trfaantihtuh23

    trfaantihtuh23 Thành viên tích cực

    trfaantihtuh23
  5. trfaantihtuh23

    trfaantihtuh23 Thành viên tích cực

    trfaantihtuh23
  6. trfaantihtuh23

    trfaantihtuh23 Thành viên tích cực

  7. trfaantihtuh23

    trfaantihtuh23 Thành viên tích cực

    trfaantihtuh23

Chia sẻ trang này

Thiết kế Website giá rẻ