Nhận diện 3 dòng vốn tỷ đô đang dồn dập đổ vào thị trường bất động sản

Thảo luận trong 'Tin tức - Thị trường bất động sản' bắt đầu bởi admin, 3/1/18.

  1. admin
    a9-1514953041730.jpg

    Năm 2017 tiếp tục ghi nhận một năm tăng trưởng của thị trường bất động sản sau giai đoạn khủng hoảng đóng băng hồi 2013 và phục hồi trở lại từ đó đến nay.

    Báo cáo tổng kết thị trường bất động sản năm 2017 của HoREA dẫn số liệu từ Tổng cục thống kê, cho thấy 2017 là năm bất động sản tăng trưởng trở lại với mức tăng khoảng 4,07% so với năm 2016, đóng góp 0,21% trong tổng mức tăng trưởng GDP của cả nước.

    Năm qua các dòng vốn lớn vẫn tiếp tục “chảy” mạnh vào bất động sản, trong đó phần lớn vẫn là nguồn vốn từ ngân hàng, cộng hưởng với nhiều dòng vốn khác như FDI, kiều hối, từ kênh chứng khoán…đã “hâm nóng” thị trường này trong năm qua.

    Hơn 400.000 tỷ vốn tín dụng "chảy" vào bất động sản

    Năm qua, nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng vẫn đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của thị trường bất động sản. Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng thì tại thời điểm tháng 11/2017 dư nợ cho vay bất động sản của các ngân hàng thương mại khoảng trên 400.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 6,5% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế. Tỷ trọng này đã giảm hơn mức 7,7% của năm ngoái.

    Chia sẻ về dòng vốn quan trọng này, tại buổi giao lưu trực tuyến do Báo điện tử Trí thức trẻ phối hợp với Kênh thông tin tài chính CafeF tổ chức mới đây, ông Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết thời gian qua có điều chỉnh nhưng vẫn có lo ngại vốn tín dụng đổ vào quá nhiều, điều đó đều có hai mặt. Tuy nhiên, công tâm nhìn nhận, dòng vốn tín dụng đã hâm nóng thị trường BĐS, xử lý nợ xấu tốt.

    mr-phuoc-1513755897164-1513771990798-1514953288347.jpg

    Còn theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA), mặc dù Chính phủ đã có Nghị quyết 46/NQ-CP ngày 09/06/2017 chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước "xem xét, đề xuất chính sách tín dụng hỗ trợ tiêu dùng, nhà ở", tuy nhiên do đang thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào thị trường bất động sản theo Thông tư 06/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, nên doanh nghiệp bất động sản khó tiếp cận nguồn tín dụng mới.

    Theo báo cáo của HoREA, riêng tại Tp.HCM dư nợ cho vay bất động sản chiếm tỷ trọng khoảng 10% tổng dư nợ, cao hơn mức dư nợ này của cả nước 6,5%. Riêng dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở cho 10.260 cá nhân, hộ gia đình đạt khoảng 5.244 tỷ đồng góp phần cải thiện nhà ở cho các đối tượng này.

    Hơn 3 tỷ USD vốn ngoại chảy vào địa ốc

    Một dòng vốn lớn khác góp phần tạo nên sự sôi động của thị trường địa ốc năm qua là dòng vốn ngoại, thông qua các thương vụ M&A và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cho thấy dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam năm 2017 tăng mạnh trên 44,4% so với năm ngoái đạt mức 35,88 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực bất động sản đứng ở vị trí thứ 3 đã hút 3,05 tỷ USD chiếm khoảng 8,5% tổng vốn đăng ký.

    Trên thị trường, năm qua đã có nhiều dự án lớn được cấp phép đầu tư, đáng chú ý như Dự án Khu phức hợp thông minh tại khu chức năng số 2A trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2, tổng vốn đầu tư đăng ký 885,85 triệu USD.


    Không ít thương vụ M&A có sự xuất hiện của nhà đầu tư nước ngoài như Warburg Pincus (Mỹ) hợp tác với VinaCapital liên doanh đầu tư khách sạn trị giá 300 triệu USD; Mapletree (Singapore) mua lại Kumho Asiana Plaza Saigon; Keppel Land (Singapore) liên doanh để phát triển khu đất trung tâm cạnh bờ sông tại KĐT mới Thủ Thiêm; Sơn Kim Land vừa công bố hoàn tất việc huy động vốn đầu tư từ thị trường quốc tế trị giá 100 triệu USD; Becamex IDC vừa ký kết hợp tác chiến lược với Warburg Pincus vào ngày 22/09/2017…

    mizuki-park-binh-chanh-10-850x478-1514953076855.jpg

    Khoảng 22% kiều hối đổ vào bất động sản

    Dòng tiền kiều hối gửi từ nước ngoài về cũng là một động lực đáng kể cho thị trường bất động sản. Trả lời trên báo Tuổi trẻ mới đây, ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, cho biết dự kiến lượng kiều hối chuyển về TP.HCM sẽ đạt khoảng 5,2 tỉ USD, tăng 4,5% so với năm 2016. Trong đó, có khoảng 22% được đổ vào bất động sản.

    Còn theo ghi nhận của HoREA, hàng năm lượng kiều hối đổ về Việt Nam dao động khoảng từ 10-13 tỷ USD, trong đó khoảng 21% chảy vào bất động sản. Như vậy, mỗi năm thị trường địa ốc đón nhận khoảng 2,1 đến 2,5 tỷ USD từ dòng tiền này.
     
    #1
    minhbincntt thích bài này.
    admin

    admin Administrator Thành viên BQT

Chia sẻ trang này

Thiết kế Website giá rẻ